Trang chủ > >

0

Rau Má
Rau Má

RAU MÁ

Mô tả: Cây thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ mọc từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gân tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt, có sống hơi rõ.  

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Centellae Asiaticae, thường có tên là Tích tuyết thảo.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, chỗ ẩm mát. Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Trong cây có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và centellosid, có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn (Do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương mau chóng lên da non.

Tính vị, tác dụng: Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu. 

Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn, trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương. 

Cách dùng: Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị Kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng 30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và làm tan mụn nhọt. Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, Đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, Nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới. 

Người ta đã chế Rau má thành những dạng pomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo. 

Ðơn thuốc: 

1. Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu: Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống. 

2. Khí hư bạch đới: Rau má phơi khô làm thành bột uống mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê. 

3. Thống kinh, Đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải: Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu 12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. 

4. Viêm hạnh nhân: Rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà ít giấm nuốt từ từ. 5. Ho, đái buốt, đái dắt: Rau má tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống. 

6. Viêm tấy, mẩn ngứa: Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống. 

7. Thuốc lợi sữa: Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước. 



Các Tin khác
>>   Xoan (03/10/2015)
>>   Xích Tiểu Đậu (03/10/2015)
>>   Xích Thược (03/10/2015)
>>   Xích Sâm (03/10/2015)
>>   Xích Hoa Xà (03/10/2015)
>>   Xích Cương (03/10/2015)
>>   Lệ Hạch (03/10/2015)
>>   Xích Căn (03/10/2015)
>>   Xi Hắc (03/10/2015)
>>   Củ Khỉ (03/10/2015)
>>   Xang Sông (03/10/2015)
>>   Xác Sa (03/10/2015)
>>   Dương Xuân Sa (03/10/2015)
>>   Xác Rắn (03/10/2015)
>>   Xà Ty Thảo (03/10/2015)
>>   Xà Tổng Quản (03/10/2015)
>>   Xà Thoái (03/10/2015)
>>   Rắn (03/10/2015)
>>   Xà Thiệt Thảo (03/10/2015)
>>   Xà Sàng Tử (03/10/2015)

THỐNG KÊ

Đang truy cập: 4

Lượt truy cập: 5149306

MST: 0105405902
Sở KHĐT TP. Hà Nội cấp ngày 13/7/2011

CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG XUÂN

WEBSITE: WWW.THAODUOCQUY.VN 

VPGD: Phòng 310, nhà 7, tập thể đại học Thủy Lợi, Đống Đa, Hà Nội (đi ngõ 95 hoặc ngõ 165 Chùa Bộc vào);

Showroom: Số 36, ngõ 165,  Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh: 15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

 Tel: (024) 3564.0311    Mobi/Zalo: 0978.491.908 - 0984.795.198.

Facebook: https://www.facebook.com/www.thaoduocquy.vn/

 thảo dược quýcà gai leo , giảo cổ lam , trà giảo cổ lam , tam thất , tam thất bắc , hoa tam thất , nụ tam thất , củ tam thất , chè dây , chè vằng , cao chè vằng , atiso , cao atiso , hoa atiso , lá tắm , lá xông , lá tắm người dao .